Na2co3 có làm đổi màu quỳ tím không, có tính gì ?

Na2co3 có làm đổi màu quỳ tím không, có tính gì ?
5 (100%) 3 votes

Na2co3 là chất gì? tính chất vật lý như thế nào, có làm thay đổi màu quỳ tím không? là những thắc mắc của khá nhiều bạn học khi gặp phải chất này. Nhằm mang đến kiến thức hữu ích cho các bạn cũng như câu trả lời các thắc mắc, sau đây bài viết: Na2co3 có làm đổi màu quỳ tím không, có tính gì ? xin được chia sẻ đến bạn đọc một số nội dung hữu ích, mời bạn cùng tham khảo!

Na2co3 là chất gì?

Na2CO3 là công thức hóa học có tên gọi là natri cacbonat hay còn gọi là soda, đây là một loại muối cacbonat của natri. Na2CO3 là một muối bền trong tự nhiên, thường được tìm thấy trong nước biển, nước khoáng, muối mỏ trong lòng đất. Một số rất ít tồn tại ở dạng tinh thể có lẫn canxi cacbonat. Quá trình hình thành trong tự nhiên chủ yếu do sự thay đổi địa hình Trái Đất làm một số hồ gần biển hoặc vịnh bị khép kín, dần dần lượng muối tích tụ lại và bị chôn vùi vào lòng đất tạo thành mỏ muối. Lượng muối còn lại trong tự nhiên (nước biển) được hình thành do hòa tan khí CO2 trong không khí.

Quỳ tím là gì?

Quỳ tím hay còn gọi là giấy quỳ là loại giấy có tẩm dung dịch etanol hoặc nước với chất màu tách từ rễ cây địa y (ngành thực vật cộng sinh giữa tảo và nấm) Roccella và Dendrographa. Trong điều kiện pH trung tính thì giấy quỳ có màu chính xác là màu tía chứ không phỉa màu tím. Tuy nhiên sự phân biệt màu tía và màu tím là không rõ ràng với từng cách nhìn của mỗi người, do đó mọi người thường gọi chung nó là giấy quỳ tím.

Giấy quỳ được sử dụng làm gì?

Quỳ tím được sử dụng để nhận biết dung dịch đang xét có tính base hay tính axit, xác định được độ mạnh, yếu của 2 hoạt tính này thông qua các mức độ màu sắc của giấy quỳ. Ví dụ khi ta nhúng giấy quỳ vào một dung dịch nào đó, nếu màu giấy nguyên màu thì dung dịch đó trung tính, nhưng nếu ngã sang màu xanh thì dung dịch đó mang tính kiềm, còn nếu dung dịch chuyển sang màu đỏ tức là dung dịch đó mang tính axit.

Không chỉ vậy, giấy quỳ còn có thể giúp nhận biết tính acid hay base của các chất khí như H2S, SO3… Quỳ tím có ưu điểm là tiện dụng và giá thành rẻ hơn so với các loại công cụ chỉ thị pH khác. Tuy nhiên, độ mạnh/yếu của tính acid hay base của dung dịch không thể được đo lường một cách chính xác bằng quỳ tím. Người ta thường sử dụng giấy quỳ nhiều, bởi vì nó khá tiện dụng, chỉ cần một mẩu giấy nhỏ là có thể nhận biết được dung dịch mình đang sử dụng ở tính aixt hay base một cách nhanh chóng.

Na2co3 có làm đổi màu quỳ tím không, có tính gì ?

Nếu bạn đang thắc mắc quỳ tím có đổi màu khi gặp muối cabonat natri hay không thì câu trả lời là CÓ nhé. Khi chúng ta nhúng giấy quỳ vào dung dịch Na2Co3 thì giấy quỳ chuyển từ màu tím sang màu xanh. Có nghĩa là dung dịch Na2Co3 mang tính kiềm, sự thay đổi màu diễn ra ngoài khoản pH 4,5–8,3 ở 25 °C (77 °F).

Giấy quỳ có thể giúp chúng ta nhận biết được dung dịch Na2Co3 có tính kiềm hay axit nhưng nó không thể xác định được độ mạnh yếu của dung dịch này. Nếu bạn muốn biết chính xác độ mạnh yếu của dung dịch Na2Co3 thì nên dùng máy đo pH. Các loại máy đo pH không chỉ giúp biết chính xác độ mạnh yếu của dung dịch Na2Co3 mà còn biết được nhiệt độ, tính dẫn điện là bao nhiêu. Và theo như máy đo pH cho biết dung dịch Na2CO3 có:

+ Nhiệt độ nóng chảy: 851 độ C (Khan)

+ Tỷ trọng : 2,54 g/cm3 thể rắn

+ Nhiệt độ sôi : 1.600 độ C (Khan)

+ Độ hoà tan trong nước : 22g / 100ml (20 độ C)

Hi vọng với nội dung trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: Na2co3 có làm đổi màu quỳ tím không, có tính gì ? Đồng thời có thêm kiến thức để hiểu rõ hơn về tính chất của dung dịch Na2co3 và giấy quỳ trong hóa học như thế nào. Hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Trước:
Sau:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Bạn đang xem Na2co3 có làm đổi màu quỳ tím không, có tính gì ?