Hóa học có lẻ là môn học khiến nhiều người đau đầu bởi những kí hiệu thành phần hóa học vô cùng phức tạp và khó nhớ. Và trong đó kí hiệu hóa học Na2CO3 có lẻ khá quen thuộc nhưng nhiều bạn lại không biết đây là chất gì, tính chất như thế nào? Nhằm giúp các bạn giải đáp thắc mắc cũng như có thêm kiến thức về hóa học, sau đây bài viết: Na2CO3 là chất gì, có kết tủa không, có tan trong nước không ? xin gởi đến bạn một số nội dung hữu ích. Cùng xem nhé!
Na2CO3 là chất gì?
Na2CO3 là công thức hóa học có tên gọi là natri cacbonat hay còn gọi là soda, đây là một loại muối cacbonat của natri. Na2CO3 là một muối bền trong tự nhiên, thường được tìm thấy trong nước biển, nước khoáng, muối mỏ trong lòng đất. Một số rất ít tồn tại ở dạng tinh thể có lẫn canxi cacbonat. Quá trình hình thành trong tự nhiên chủ yếu do sự thay đổi địa hình Trái Đất làm một số hồ gần biển hoặc vịnh bị khép kín, dần dần lượng muối tích tụ lại và bị chôn vùi vào lòng đất tạo thành mỏ muối. Lượng muối còn lại trong tự nhiên (nước biển) được hình thành do hòa tan khí CO2 trong không khí.
Na2CO3 có kết tủa không?
Na2CO3 là một chất không có kết tủa. Khi Na2CO3 ở điều kiện thường sẽ có dạng bột, màu trắng, có mùi nồng nhưng khi để lâu ngoài không khí sẽ có hiện tượng chảy nước. Tuy nhiên, Na2CO3 vẫn sẽ có kết tủa khi phản ứng với một số chất. Ví dụ:
+ Cho dụng dịch NaCO3 vào ống nghiệm đựng CaCl2. Xuất hiện kết tủa trắng Canxi cacbonat (CaCO3) trong dung dịch.
CTHH: Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
+ Nhỏ vài giọt dung dịch muối Na2CO3 vào ống nghiệm đựng 1ml dung dịch Ba(OH)2. Xuất hiện kết tủa trắng BaCO3 trong dung dịch.
CTHH: Na2CO3 + Ba(OH)2 → 2NaOH + BaCO3
Na2co3 có tan trong nước không?
Về tính chất vật lý, Na2co3 khan là một chất bột màu trắng, hút ẩm và nóng chảy ở nhiệt độ 851 °C, nóng chảy không phân hủy tới 853 °C, còn cao hơn nhiệt độ này thì bắt đầu phân hủy. Na2co3 là một chất dễ tan trong nước và khi tan trong nước nó sẽ phát ra nhiều nhiệt do tạo thành hidrat. Na2CO3 có tính chất ngậm nhiệt, khi nhiệt độ càng cao thì loại muối này sẽ càng khô và biến dần thành muối khan, cụ thể:
- Dưới 32,5 độ C Na2CO3 kết tinh tạo thành Na2CO3.10H2O
- Từ 32,5 – 37,5 độ C Na2CO3 kết tinh tạo thành Na2CO3.7H2O
- Trên 37,5 độ C Na2CO3 kết tinh tạo thành Na2CO3.H2O
- Từ 107 độ C thì Na2CO3 mất nước và trở thành muối natri cacbonat khan.
Độ tan của các hiđrat chứa nhiều phân tử nước tăng theo nhiệt độ, còn của monohiđrat thì ngược lại. Trong không khí, decahiđrat Na2CO3.10H2O dễ mất bớt nước kết tinh, tạo thành bột trắng vụn Na2CO3.5H2O. Na2CO3 có nhiệt độ sôi là 1.600 độ C và độ hòa tan trong nước là 22g/100ml.
Na2CO3 có ứng dụng gì trong đời sống?
Có lẻ nhiều người khá bỡ ngỡ khi nhắc đến loại muối natri này, bởi vì ít ai biết rằng nó mang đến nhiều ứng dụng trong cuộc sống, đặc biệt là trong công nghiệp. cụ thể như:
+ Xử lý làm tăng pH cho hồ bơi: Na2CO3 được sử dụng làm tăng độ pH cho hồ bơi, giúp cho nước hồ bơi được loại bỏ các cặn bẩn và gây hại. Đồng thời khi độ pH đạt chuẩn sẽ tạo ra môi trường tốt để các loại rêu, tảo không thể phát triển. Qua đó làm sạch hồ bơi,hạn chế tình trạng gây nhiễm bẩn nguồn nước hồ bơi.
+ Ứng dụng làm chất tẩy rửa: thường dùng để làm sạch dầu mỡ bám trên chi tiết máy khi sơn, tráng kim loại và còn sử dụng trong công nghiệp sản xuất chất tẩy rửa.
+ Công nghiệp luyện thủy tinh, Cilicat, xà phòng, công nghiệp bông sợi, sản xuất keo dán gương.
+ Được sử dụng trong ngành công nghiệp gạch như một chất làm ướt làm giảm lượng nước cần thiết để ép đất sét.
Một số lưu ý khi sử dụng Na2CO3:
- Để trong kho khô ráo, thoáng mát
- Không để chung với axít
- Không nên để tồn kho lâu quá ảnh hưởng đến chất lượng hàng
- Khi tiếp xúc với hoá chất phải trang bị bảo hộ lao động
Na2CO3 được sản xuất như thế nào?
Như được nói ở trên, Na2CO3 được tìm thấy nhiều trong tự nhiên như muối biển, muối mỏ, hồ muối, tro của rong biển. Vào 4000 năm trước, người Ai Cập đã biết khai thác và sử dụng loại muối này. Và đến thế kỷ XV – XVI con người tìm thấy Na2CO3 trong tro rong biển và đã đưa và được dùng để sản xuất xà phòng và thủy tinh. Trước đây trong công nghiệp thì Na2CO3 được sản xuất theo phương pháp sunfat, còn gọi là phương pháp Leblanc, do nhà hóa học Pháp N.Leblanc (1742 – 1806) đề ra năm 1791. Cụ thể như sau:
+ Nung hỗn hợp natri sunfat (Na2SO4) với than (C) và đá vôi (CaCO3) ở 1000 °C, sẽ có hai phản ứng xảy ra:
- Na2SO4 + 2C → Na2S + 2CO2
- Na2S + CaCO3 → Na2CO3 + CaS
+ Hòa tan hỗn hợp sản phẩm vào nước sẽ tách được CaS không tan ra khỏi Na2CO3. CaS sau đó có thể được dùng để sản xuất lưu huỳnh.
Ngày nay, hầu như Na2CO3 được sản xuất theo phương pháp amoniac, hay còn gọi là phương pháp Solvay, do nhà hóa học Bỉ E.Solvay (1838 – 1922) đề ra năm 1864. Phương pháp này dựa vào phản ứng hóa học:
- NaCl + NH3 + CO2 + H2O → NaHCO3 + NH4Cl
NaHCO3 ít tan trong nước được tách ra, nhiệt phân tạo thành Na2CO3: 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2 + H2O
Mua hóa chất Na2CO3 ở đâu?
Na2CO3 có xuất xứ từ Trung Quốc và được công ty Công ty xuất nhập khẩu thương mại hóa chất Đắc Trường Phát là nhà cung cấp và phân phối hóa chất NA2CO3 – Natri Cacbonat tại TPHCM. Hiện nay, cũng còn rất nhiều nơi bán Na2CO3, bạn có thể tìm kiếm trên mạng hoặc ra nhà cung cấp hóa chất sẽ có. Nhưng nên tìm kiếm các địa chỉ uy tín để đảm bảo hàng hóa chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh và phù hợp nhất.
Hi vọng với những nội dung trên đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc: Na2co3 là chất gì, có kết tủa không, có tan trong nước không ? đồng thời hiểu rõ hơn về ứng dụng và cách sử dụng Na2co3 trong đời sống. Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích khác, hãy thường xuyên truy cập vào website của chúng tôi nhé.
Có thể bạn quan tâm: